Gạch lát nền nhà bị phồng là điều rất hay xảy ra khi trong quá trình thi công ốp lát sai kỹ thuật, vậy đâu mới là cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này. Sau đây là các khắc phục hiện tượng gạch ốp nền nhà bị phồng nhanh chóng, hiệu quả mà Bigh muốn chia sẻ tới các bạn, mong rắng sẽ giúp các bạn sớm xử lý để lấy lại vẻ đẹp cho ngôi nhà.

Nguyên nhân gạch lát nền nhà bị phồng

  • Sau thời gian sử dụng nền nhà bị sụt lún không đều gây nên tình trạng gạch bị nứt.
  • Nhiệt độ trong năm không đều làm cho gạch bị giãn nở dẫn đến kích lẫn nhau và đến khi không còn không gian trống sẽ phồng lên. Hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao.
  • Quá trình thi công chưa đạt tiêu chuẩn
  • Quá trình trát xi măng vào mặt dưới của gạch không đều tay làm giảm tình trạng kết dính của gạch với xi măng. Khi gạch và xi măng cùng giãn nở không đều dẫn đến tình trạng nứt, tách, phồng rộp.
  • Vữa dùng để cán nền quá khô nên khi tưới nước hồ dầu lên nó sẽ hút hết nước xi măng.
  • Gạch không được ngâm nước hoặc ngâm chưa đủ no khiến nó dễ bị giãn nở, nhất là trong môi trường độ ẩm cao như: nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng bếp,…
  • Trong quá trình thi công, khi đổ nước hồ dầu lên nền thợ không lát luôn mà để khoảng 20 phút- 30 phút mới lát làm mất hoặc giảm độ kết dính. Việc đi lại trên bề mặt những viên gạch đó sẽ làm nó bong tróc hoặc vỡ ra.
  • Thợ căn chỉnh khoảng cách giữa các viên gạch không đều, quá sát nhau làm cho quá trình giãn nở xảy ra tình trạng xô vào nhau, cứ như vậy sau thời gian sau sẽ bị nứt, vỡ kèm tiếng kêu to.

Cách khắc phục gạch lát bị phồng hiệu quả và triệt để

Gạch lát nền nhà bị phồng rộp là hiện tượng khá phổ biến từ xưa đến nay, nó không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ và thiết kế ban đầu mà còn gây nguy hiểm cho gia chủ nếu chẳng may giẫm hay vấp phải. Tình trạng phồng rộp chia làm 2 trường hợp:

  • Gạch phồng lên nhưng chưa vỡ hoặc bong ra.
  • Gạch đã vỡ hoặc bong ra.

1. Trường hợp gạch chưa bong hoặc chưa vỡ

Lúc này bạn không nhất thiết phải đục gạch ra mà có thể thực hiện theo quy trình sau đây:

  • Xác định vị trí, diện tích gạch bị phồng rộng.
  • Lưu ý: nên lấy diện tích rộng hơn đồng thời kiểm tra những viên gạch xung quanh xem nó có khả năng bị ảnh hưởng không để khắc phục luôn 1 thể.
  • Dùng máy khoan có gắn mũi khoan phi 6 để khoan lên nền viên gạch bị phồng rộp với độ sâu khoảng 1,5cm. Thổi hết mùi vữa gạch bằng bơm hơi.
  • Bơm hóa chất vào thông qua lỗ khoan. Dùng búa cao su gõ nhẹ lên nền gạch để hóa chất xuống đều và nhiều. Hóa chất có thể được bơm theo ống gen ứng lực: AC GROUY 102P. Đối với vữa không co ngót: Sikagrout hoặc SealBoss….
  • Sau khi hóa chất và vữa khô thì dùng xi măng trắng hoặc xi măng có màu cùng với màu của gạch để bịt kín mũi khoan.

2. Trường hợp gạch đã bung lên hoặc nứt vỡ

Lúc này bạn cần đục và cắt bỏ phần gạch đã hư hỏng đó đi. Cụ thể là:

  • Xác định vị trí gạch bị phồng, nứt tách, cũng nên kiểm tra các viên gạch phía tiếp giáp xem có hiện tượng hoặc nguy cơ cao cũng bị phồng rộp không. Nếu có thì tiến hành khắc phục luôn để tránh sau hiện tượng này lặp lại.
  • Dùng máy cắt gạch cắt theo đường mạch gạch lát giữa viên gạch bị phồng và viên gạch không bị, cắt xung quanh vị trí đó.
  • Đục toàn bộ gạch rộp lên, sau đó là đục sâu xuống nền vữa khoảng 3- 5cm.
  • Trộn vữa mác 50, dùng đáy của viên gạch không rộp để cán nền cho phẳng.
  • Cho nước xi măng tinh, khuấy đều tạo độ đặc vừa đủ, sau đó đổ xuống nền vữa lát gạch. Lát gạch mới lên rồi vệ sinh nền gạch, chít mạch như việc lát gạch thông thường khác.

Biện pháp phòng tránh gạch nền nhà bị phồng

1. Đảm bảo lát gạch đúng kỹ thuật

  • Kiểm tra chặt chẽ cả về số lượng lẫn chất lượng của vữa xi măng, cần đảm bảo thời gian và quy trình đầm trước đó để mang đến một kết cấu bằng phẳng và chịu lực.
  • Khoảng cách giữa các viên gạch phải đủ rộng, mạch vữa ngang phải thật đầy để khi xảy ra hiện tượng giãn nở, các viên gạch liền kề nhau không bị nứt, vỡ. Ở khu vực có chiều rộng nhỏ hơn một viên gạch thì áp dụng phương án lát “vảy rồng”, tức là sử dụng các mảnh gạch vụn để lát chi chít nhau nhằm tăng chiều rộng của các mạch vữa.

2. Dùng keo dán gạch

  • Keo dán gạch là giải pháp lát gạch phổ biến và an toàn nhất hiện nay.
  • Nó cho phép người thi công khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh, cân bằng.
  • San keo bằng bay răng cưa chuyên dụng, loại bay này sẽ phủ kín và đều keo lên mặt lát và mặt sau của viên gạch, nhờ vậy mà giảm và ngăn chặn tình trạng phồng gạch, bám dính tốt, không bị thấm nước.

 

Qua bài viết này, Bigh đã gửi tới bạn cách xử lý gạch lát nền nhà bị phồng cũng như các biện pháp phòng tráng. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn.

1.192 thoughts on “Cách khắc phục gạch lát nền nhà bị phồng như thế nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0819033525
chat-active-icon